Hình ảnh cây mai vàng là biểu tượng không thể thiếu trong những dịp tết đến xuân về của người dân Nam Bộ nói riêng và khắp cả nước nói chung.
Theo quan niệm của ông cha ta, việc chưng cành mai vàng nở rộ ngày tết sẽ mang lại may mắn, gia đình sẽ phát tài phát lộc, sung túc cả năm.
Nhưng để có một cây mai cảnh đẹp và nở hoa đúng dịp tết thì không phải ai cũng làm được, đòi hỏi bạn phải biết cách chăm sóc hoa mai đúng cách.
Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm cách chăm sóc cây mai, kỹ thuật cách chăm sóc mai sau tết và trước tết, kỹ thuật chăm sóc mai sau tết cũng như kỹ thuật cắt tỉa mai vàng cho bạn tham khảo nhé!
Các loại mai phổ biến hiện nay
Tóm tắt nội Dung
Cây mai vàng và mai tứ quý là hai loại được ưa chuộng nhất, nhưng hiện nay trên thị trường đã có thêm một số loại mai khác, được lai tạo và có những điểm nổi bật hơn như mai bonsai, mai trắng,…
Cây mai có thể trồng bằng hạt hoặc bằng cành ghép, cành chiết, cành giâm đều được. Trong đó, trồng bằng hạt sẽ ít tốn công sức và chi phí, cây sống thọ hơn nhưng thường cây mai khó mang những đặc điểm tốt của cây mẹ.
Còn nếu dùng phương pháp chiết, ghép hay giâm cành thì sẽ giữ được các đặc tính tốt từ cây mẹ và có thể ghép phối để tạo ra nhiều loại mai mới trên cùng một cây.
Đặc điểm cây mai vàng
Kỹ thuật trồng cây mai vàng có thể nhân giống bằng hạt, với cách trồng mai bằng hạt thường mất từ 5 đến 6 năm mới ra hoa, còn với phương pháp chiết cành, ghép cành hoặc giâm cành thì khoảng 2-3 năm thì cây sẽ ra hoa.
Cây mai vàng không quá kén đất trồng nên cách chăm sóc cây hoa mai vàng cũng tương đối đơn giản. Đất trồng mai vàng bạn nên chọn các loại đất thịt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan hoặc đất có lẫn đá sỏi đều được.
Cây mai không hợp với vùng đất thấp, đất có mạch nước ngầm dâng quá cao, đất thường xuyên hoặc vào mùa mưa bị ngập úng. Nếu trồng mai trong thế đất như trên thì phải lên líp, thông thường bề ngang líp chỉ cần rộng từ 1-1,2m để ươm mai con (khi lớn bứng trồng vào chậu).
Cây mai thích hợp với những nơi có khí hậu nóng ẩm, từ 25-30 độ C là tốt nhất, mai chịu được nhiệt độ cao hơn trong nhiều ngày, nhiều tháng. Nhưng ở những vùng có khí hậu mát lạnh dưới 10 độ C thì cây mai sinh trưởng kém.
Cây mai ưa nắng, nhưng khả năng chịu khô hạn ở mức tương đối. Cây mai thích hợp với 2 mùa nắng mưa rõ rệt. Bằng chứng là ở miền Nam, năm nào thời tiết cuối năm thay đổi mưa nhiều hoặc thời tiết giá lạnh thì những cây mai đẹp sẽ không nở hoa đúng ngày được.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai vàng sau tết
Quy trình chăm sóc mai trong năm khá phức tạp, đòi hỏi bạn phải có kỹ thuật trồng mai, chăm sóc mai đúng cách thì hoa mới ra hoa đẹp và đúng thời điểm như mong muốn.
Tùy vào mỗi cây sẽ có cách trồng mai khác nhau, bởi có loại đòi hỏi kỹ thuật cao, nhưng cũng có giống cây có cách trồng đơn giản. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một vài kỹ thuật chăm sóc mai cho bạn tiện tham khảo:
Kỹ thuật chăm sóc mai vàng
Tưới nước
Cây mai tuy chịu nắng hạn nhưng không có nghĩa là khả năng chịu hạn cao. Vì vậy, trong mùa nắng bạn nên chăm lo tưới nước. Nếu mai trồng đại trà trong sân vườn thì bạn tưới mỗi ngày hoặc tưới cách ngày 1 lần.
Bạn nên tưới thẳng vào gốc và xịt nước tia nhỏ lên khắp tán lá. Nên tưới sáng sớm trước 9 giờ sáng hoặc lúc chiều mát.
Vào mùa mưa, mai trồng trong vườn bạn khỏi tưới nước, trừ trường hợp ngày nắng gắt kéo dài thì bạn phải tưới nước giữ đất đủ ẩm, nhất là trồng mai vàng trong chậu thường bị khô nước vì đất chứa trong chậu ít nên không giữ ẩm được lâu.
Vì vậy, đối với kỹ thuật trồng mai vàng trong chậu bạn phải tưới nước mỗi ngày, và tưới 2 lần sáng và chiều nhé.
Bón phân
Trồng mai vàng, nhất là chăm sóc cây mai trong chậu sau khi cắt tỉa tạo dáng thì bạn phải tiến hành bón phân cho cây mai vàng để cây mai sinh trưởng tốt về cành lá.
Lúc này bạn bón phân cho mai vàng loại giàu đạm và lân hơn kali, có thể dùng phân Đầu Trâu NPK 20:20:15TE.
Cách bón phân cho cây mai là bạn xới đất lên bón, lấp đất lại. Lượng phân bón mỗi lần không nhiều, chỉ khoảng 40-50g/chậu chứa 50-60kg đất, sau khi bón phân bạn phải tưới đủ nước và thường xuyên.
Mỗi tháng bạn bón 2-3 lần, khi quan sát thấy cây ra lá, cành lá xum xuê là được. Nếu thấy quá đậm thì bạn nên giảm số lượng phân bón xuống nhé.
Vào mùa mưa (tức khoảng tháng 6-10 dương lịch), dùng phân NPK Đầu Trâu 13:13:13TE, mỗi lần bón 40-50g/chậu chứa 50-60kg đất, khoảng 15-20 ngày thì bón 1 lần.
Tuy nhiên, khi thay đất cho cây mai hoặc sau 3-4 tháng kể từ khi thay đất bạn có thể bón thêm phân chuồng như: phân bò, heo, gà vịt đã ủ kỹ kết hợp với tro trấu sẽ rất tốt cho cây.
Khoảng giữa tháng 11 dương lịch kết thúc mùa mưa, bạn xem lại dáng cây, cành lá đã thỏa mãn chưa. Có thể cắt tỉa lại một lần nữa và chỉ cần tưới nước và thực hiện cách chăm sóc mai đến tết.
Diệt cỏ, bắt sâu
Bạn thường xuyên diệt cỏ tranh vì chúng sẽ ăn hết phân khi bón cho mai, bạn nên diệt cỏ trước mùa mưa hàng năm. Mai có đặc tính kháng bệnh cao, nhưng bạn cũng thường xuyên phòng bệnh cây mai vàng như: sâu đục thân, rầy bông, sâu tơ, sâu nái.
Hướng dẫn cắt tỉa cành mai
Chăm sóc cây mai từ khi trồng đến khi mai ra hoa, hoạt động chủ yếu là tạo bộ rễ, hình thành thân chính và bộ khung lá.
Tuy nhiên, nếu để cây tự phát triển thì các cành sẽ không đều, ảnh hưởng đến chất lượng ra hoa nên bạn phải biết cách tỉa cây mai vàng hay cách sửa cây kiểng để cây có dáng đẹp, hoa nở đều nhánh hơn.
Hơn nữa, mai vàng được trồng với mục đích trang trí nên cách tỉa mai vàng và cách tạo dáng cây mai vàng đóng một vai trò quan trọng.
Bạn cần phải thường xuyên cắt tỉa cành mai để cây có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt lại vừa giúp cho cách tạo dáng cây mai đẹp được dễ dàng và đúng theo ý muốn của bạn.
Về cách tỉa cành mai vàng thì trước hết bạn phải quan sát cây thật kỹ về hướng, cấu trúc phân cành, hình dạng kích thước lá,…
Căn cứ vào hình dáng bên ngoài của thân cây cảnh, kết hợp với ý đồ sáng tạo mà bạn có cách tạo dáng cho cây mai vàng sao cho đẹp nhất.
Bạn cũng lưu ý cách uốn tỉa cây mai vàng phải xem xét tới quan hệ tương hỗ giữa thân chính và các chạc cây để quyết định sự phát triển của cây nhé.
Nhưng cắt tỉa mai như thế nào mới đúng? Đối với những cành lớn, bạn dùng cưa cắt cành để cắt tại vị trí đã định, vết cắt phải ngọt, phẳng, nhẵn.
Sau khi cắt bạn dùng kem liền sẹo bôi lên vết cắt để cây mau lành và chống vi sinh vật xâm nhập. Còn đối với cành nhỏ thì bạn chỉ cần dùng kéo cắt tỉa là được.
Kỹ thuật lặt lá mai
Cách lặt lá mai có ảnh hưởng rất lớn đến cách làm hoa mai nở đúng tết hay không. Đối với cách lặt lá mai tết thì thời gian lặt không nhiều, tốt nhất bạn nên thực hiện xong trong ngày, nếu kéo dài thì mai sẽ nở không đúng ngày.
Có 2 cách tuốt lá mai:
Cách 1: Bạn cầm lá lặt ngược ra sau, cách này có ưu điểm là ít tốn sức, nhanh nhưng nhược điểm là dễ kéo theo những đoạn dài bỏ cành cây làm hại nụ hoa và cành hoa.
Cách 2: Cầm lá kéo theo chiều của chiếc lá, ưu điểm là gập cuống dai cũng không bị xước vỏ, nhưng cách này tốn nhiều sức hơn, đối với những đọt non dễ bị đứt đọt do kéo quá sức. Lưu ý, bạn phải lặt hết lá non và lá già mới là cách làm mai nở đúng tết và trổ sai hoa.
Chăm sóc mai vàng đúng dịp Tết
Mai vàng là loại cây cảnh chắc chắn không thể thiếu vào dịp Tết cổ truyền. Vì vậy, đối với người trồng mai nhất định phải nắm được kỹ thuật về cách làm cho hoa mai nở đúng dịp tết.
Cách làm cho hoa mai nhanh nở, cách làm cho hoa mai nở chậm lại hay cách hãm mai nở đúng tết để những cây mai đẹp đạt giá trị cao và làm hài lòng khách hàng hơn.
Thời điểm lặt lá mai thường bắt đầu từ rằm tháng Chạp, khi đó trên cành mai đã chớm xuất hiện những nụ hoa nhỏ bằng nữa hạt gạo, những nụ hoa này thường mọc từ các nách lá.
Các nụ hoa lớn dần thành một cái hoa to nên thường gọi là hoa cái có lớp vỏ lụa bao kín bên ngoài, trong hoa có nhiều nụ nhỏ.
Theo kinh nghiệm về kỹ thuật trồng hoa mai thì tính từ ngày vỏ lụa của hoa mai xuất hiện cho đến lúc nở là 7 ngày.
Như vậy, nếu thời tiết những ngày cuối năm ấm áp, mà vỏ lụa bung ra đúng 23 tháng Chạp thì có thể đúng đêm Giao thừa hoa mai sẽ bắt đầu nở lác đác.
Vậy làm cách nào để hoa mai nở đúng tết? Cùng tìm hiểu một vài cách chăm hoa mai nở đúng tết sau nhé!
Tính toán về thời tiết
Từ ngày 10 tháng Chạp thì bạn cần lưu ý các vấn đề sau: Nếu biết trước nửa tháng cuối năm nắng sẽ tốt, khí trời ấm áp thì chắc chắn hoa sẽ nở sớm, thì bạn nên lặt lá trễ. Ngược lại, nếu nửa tháng cuối năm có mưa to, khí trời chuyển lạnh hoa sẽ nở trể, thì bạn lặt lá mai sớm hơn để kịp chăm sóc mai tết.
Quan sát nụ hoa trên cây
Trong cách làm cho mai nở đúng tết thì ban cũng cần quan sát nụ hoa xuất hiện trên cây trước khi lặt lá để xác định ngày lặt lá cho đúng. Theo đó:
+ Nếu thấy nụ hoa còn nhỏ, với mai vàng 5 cánh thì bạn lặt lá vào trước ngày 13 tháng Chạp.
+ Nếu nụ hoa lớn, với mai vàng 5 cánh, bạn phải lặt vào ngày rằm hoặc sang 16 tháng Chạp.
+ Còn thấy nụ hoa đã lớn, khoảng 3-4 ngày sẽ bung vỏ lụa thì bạn nên lùi ngày lặt lá đến khoảng 18, 19 hoặc 20 tháng Chạp nhé.
Tóm lại, để cách chăm sóc cây mai ra hoa đúng tết như ý muốn thì từ ngày 10 tháng Chạp bạn nên quan sát từ cây mai lớn nhỏ, kết hợp với tính toán ngày nào tiến hành lặt lá.
Theo kinh nghiệm, cách chăm sóc hoa mai nở đúng tết thì bạn phải tính toán sao cho đúng ngày “Đưa ông Táo về trời” (tức 23 tháng Chạp) thì nụ hoa mai bung vỏ lụa là được.
Bên cạnh, nếu khả năng hoa mai nở trễ thì bạn thực hiện cách kích thích hoa mai nở nhanh bằng việc pha loãng phân NPK (10 lít nước cho 1 muỗng canh phân), sau đó tưới cho cây để thúc hoa nở sớm.
Ngược lại, nếu trời đang nắng hạn mà đổ mưa rào thì mai sẽ nở sớm, do vậy bạn nên hạn chế số lần tưới nước trong ngày, chỉ tưới cữ trưa với số lượng vừa phải là cách hãm mai nở sớm.
Chăm sóc cây mai vàng sau Tết
Cây mai vàng sau thời gian nở rộ chưng Tết thì bạn cần phải biết cách chăm sóc hoa mai sau tết, dưỡng sức để cây mai phát triển và nở hoa đẹp vào năm sau.
Thông thường, có 3 cách trồng mai vàng sau tết là: chăm sóc cách trồng mai trong chậu, cách trồng cây mai trong chậu chưng ngoài sân và cây trồng đất. Mỗi loại sẽ có cách chăm sóc, phục hồi với các mức độ khác nhau. Cụ thể:
Với chậu mai chưng trong nhà
Mai chưng tết thường bắt đầu từ 27 đến mùng 6 Tết, do chưng trong nhà nên cây không tiếp xúc được với ánh sáng mặt trời cây quang hợp kém, khiến cây có lá mỏng, màu xanh nhạt, cành vươn dài nhưng mảnh và yếu. Nếu bạn không biết cách dưỡng mai sau tết thì có thể sang năm mai sẽ không nở hoa.
Vì vậy, sau tết bạn nên đem mai ra ngoài càng sớm càng tốt, nhưng phải để mai trong bóng râm chứ không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời sẽ khiến bị cháy lá.
Đồng thời, bạn lặt bỏ hết hoa và nụ mai trên cây để không phải dồn chất dinh dưỡng nuôi hoa và nụ nhé.
Với chậu chưng ngoài sân và mai trồng đất
Đối với cách chăm sóc mai vàng trong chậu trồng ngoài sân do cây đã sống trong môi trồng ngoài tự nhiên nên bạn không tốn nhiều công như cách chăm sóc mai sau tết chưng trong nhà. Bạn chỉ cần cắt bỏ toàn bộ hoa và nụ để cây tập trung dưỡng chất cho cây.
Kỹ thuật chăm sóc mai sau Tết
Tỉa cành cây
Cành mai nên được cắt tỉa, về cách cắt tỉa mai sau tết bạn nên thực hiện trước ngày 15 âm lịch, chậm nhất là ngày 20. Tùy vào hình dạng và kích thước mà bạn có cách cắt tỉa cây mai sau tết sao cho phù hợp. Bạn nên tỉa theo dáng cây thông, nên cắt khoảng 1/3 cành mai.
Sau khi tỉa cành xong thì bạn thực hiện cách chăm cây mai vàng bằng cách dùng khoảng 1 muỗng cà phê phân ure pha với 10 lít nước phun lên cây và tưới quanh gốc. Nếu thấy cây hồi sức lại và đâm chồi xanh thì bạn không cần phun thuốc kích thích chồi lá.
Còn khi cành mai không phát triển nhiều, bạn dùng 1g thuốc GA3 pha cùng 30-40 lít nước phun lên cây và tưới quanh gốc mai.
Khi cây phục hồi lại thì bạn đưa cây ra nắng để cây thích nghi dần, như vậy sẽ giúp mai ra lá và chồi nhanh hơn.
Lưu ý, thời điểm này mai ra lá non cộng với thời tiết nắng nóng nên dễ gây ra các loại bệnh trên cây mai vàng, nhất là bọ trĩ xâm nhập bạn cần chú ý phòng bệnh cho cây.
Nếu năm bình thường thì cách cắt cành mai sau tết vào khoảng 10-20, còn năm nhuận thì có thể tỉa muộn hơn. Có thể nói, cách cắt cành mai vàng sau tết rất quan trọng, vì nó giúp tạo lại dáng, tán lá cho cây mai của bạn.
Bạn cần lưu ý cách cắt hoa mai bởi những cành không được tải sẽ dễ bị nấm bệnh và năm sau không có hoa nhiều bằng những cành được tỉa.
Vệ sinh cây mai
Sau khi thực hiện xong cách tỉa mai sau tết thì bắt đầu vệ sinh cho cây. Bạn dùng vòi nước phun mạnh vào cây cho bong tróc hết rong rêu, nấm mốc kết hợp với dùng phân ure thật đặc để phun vào cây, nhất là những chỗ nhiều nấm.
Lưu ý, bạn nên dùng túi nilong che gốc không để phân ure chảy xuống gốc. Sau khi phun được 10 phút thì bạn dùng bàn chải chà thật mạnh để làm sạch hết nấm trên thân cây.
Một lưu ý quan trọng trong cách chăm mai vàng là tuyệt đối không được bón phân khi vừa thay đất, vì bộ rễ không hấp thu được phân, thậm chí còn làm hỏng cả bộ rễ cây mai của bạn đấy.
Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm về cách chăm sóc hoa mai vàng, cách chăm sóc cây mai trước tết cũng như cách chăm sóc cây mai vàng sau tết hay cách chăm sóc hoa mai nở đúng ngày tết cho bạn tham khảo.
Với việc nắm được cách chăm sóc cây mai vàng trước và sau tết sẽ giúp cây tích lũy được chất dinh dưỡng để cây tiếp tục phục hồi, phát triển, tạo nụ hoa cho những hoa thật đẹp vào dịp Tết năm sau.
Có thể bạn quan tâm
cây sam hương bonsai còn tỏa ra mùi thơm khi sờ tay vào nó
Tuyệt phẩm cây cảnh cứ đụng vào là tỏa hương, giá bán tới...
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Lộc Vừng, ý nghĩa phong thủy
Cây Lộc Vừng là một trong những loại cây cảnh được khá nhiều...
Nghề làm chậu xi măng, chậu cây cảnh chỉ vì đam mê
Khi gần tết vào khoảng tháng 10, rất nhiều người làm nghề Chậu xi...
35 thế cây cảnh bonsai thu hút các nghệ nhân nhất hiện nay
Ngày nay, cây cảnh bonsai đã trở thành thú chơi tao nhã được...
Cây hương thảo và công dụng trong cuộc sống
Cây hương thảo có tên khoa học là Rosemary, là dạng cây thân...
Bí quyết chăm sóc mai vàng trước và sau Tết Nguyên Đán
Hình ảnh cây mai vàng là biểu tượng không thể thiếu trong những...
Những kiểu chậu Bonsai
Từ xa xưa, cây bonsai chỉ được trồng trong những chậu cạn, khay cạn...
một số phương pháp tạo dáng cho cây bonsai
Có rất nhiều phương pháp để tạo dáng cho cây bonsai của mình, tùy vào...
Kỹ Thuật Tạo hình cây bonsai trong chậu
Để có một chậu kiểng bonsai đẹp điều quan trọng là ở kỹ thuật tạo...
Bí Mật Kỹ thuật lão hóa cho cây bonsai
Còn có một lối chơi cây cảnh mới cho những ai thích chơi...
Chậu cây cảnh bonsai dễ trồng
Chậu Kiểng Bonsai là một thú vui không quá kén người chơi. Chỉ cần...
Hướng dẫn cách lựa chọn chậu cây cảnh phù hợp
Chậu cây ngoài chức năng chứa đất để đảm bảo cây sinh trưởng...