Chậu cây ngoài chức năng chứa đất để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt thì còn góp phần mang lại vẻ đẹp tổng thể cho các loại cây cảnh nói chung và cây kiểng bonsai nghệ thuật nói riêng. Vậy làm thế nào để chọn được chậu cây đảm bảo được 2 chức năng này? Hãy cùng tham khảo những chia sẻ sau đây.
1. Nguyên tắc chọn chậu
Dựa vào màu men
Màu sắc men của chậu thường có tác dụng làm nổi bật lên màu của hoa quả đối với cây chơi hoa quả, hay màu của thân lá đối với cây chơi thân lá. Vì thế hãy lưu ý chọn màu men như thế nào để phát huy được công dụng này.
Chẳng hạn như hoa màu vàng, trắng thì nên dùng châu màu tím, nâu, da chu. Còn đối với hoa màu đỏ, tím thì ngược lại, chậu màu trắng, vàng, xanh ngọc là phù hợp. Đặc biệt lưu ý là tuyệt đối không dùng chậu có màu trùng với màu của hoa lá.
Dựa vào độ cao của thân cây
Nguyên tắc luôn phải nhớ là cây thấp dùng chậu cao và ngược lại, cây cao dùng chậu thấp. Vì như vậy sẽ tạo ra được sự cân đối và hài hòa nhất trong tổng thể.
Những kiểu chậu có thiết kế quá sâu nên hạn chế sử dụng vì vừa nặng nề, vừa trông không đẹp. Thay vào đó là nên dùng ang hoặc bể với lượng đất tối thiểu đủ duy trì sự sống của cây.
Lưu ý là dù trồng trong chậu nào cũng phải thường xuyên thay đất trong chậu, đặc biệt là những chậu có thiết kế mỏng.
Và đất phải được trộn đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây. Và khi trồng, không nên để các đầu rễ cao to hơn thành chậu, vì sau khi đất trôi đi đầu rẽ sẽ trơ ra, trông mất thẩm mỹ.
2. Nơi đặt chậu cảnh
Lưu ý đến các yếu tố ánh sáng, lượng gió và không khí ở những nơi đặt chậu cảnh. Ánh sáng cần thiết cho quang hợp nhưng không phải cây nào cũng có nhu cầu ánh sáng như nhau, có cây ít cây nhiều, câu ưa ánh sáng nhẹ, cây ánh sáng mạnh,… Nhìn chung, cây trồng trong chậu cần tối thiểu 5 giờ chiếu sáng, ưu tiên cho ánh sáng ban mai.
Ngoài ánh sáng, lượng gió và hướng gió cũng quan trọng. Môi trường trong lành, thông thoáng, có gió vừa phải rất thích hợp để đặt chậu cảnh. Và nhiệt độ cũng tương tự.
Nếu nhiệt độ không đáp ứng sẽ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, khả năng hút thức ăn của rễ, lá cây, làm cây còi cọc, không ra lá, nở hoa, thậm chí là chết.
Có thể bạn quan tâm
cây sam hương bonsai còn tỏa ra mùi thơm khi sờ tay vào nó
Tuyệt phẩm cây cảnh cứ đụng vào là tỏa hương, giá bán tới...
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Lộc Vừng, ý nghĩa phong thủy
Cây Lộc Vừng là một trong những loại cây cảnh được khá nhiều...
Nghề làm chậu xi măng, chậu cây cảnh chỉ vì đam mê
Khi gần tết vào khoảng tháng 10, rất nhiều người làm nghề Chậu xi...
35 thế cây cảnh bonsai thu hút các nghệ nhân nhất hiện nay
Ngày nay, cây cảnh bonsai đã trở thành thú chơi tao nhã được...
Cây hương thảo và công dụng trong cuộc sống
Cây hương thảo có tên khoa học là Rosemary, là dạng cây thân...
Bí quyết chăm sóc mai vàng trước và sau Tết Nguyên Đán
Hình ảnh cây mai vàng là biểu tượng không thể thiếu trong những...
Những kiểu chậu Bonsai
Từ xa xưa, cây bonsai chỉ được trồng trong những chậu cạn, khay cạn...
một số phương pháp tạo dáng cho cây bonsai
Có rất nhiều phương pháp để tạo dáng cho cây bonsai của mình, tùy vào...
Kỹ Thuật Tạo hình cây bonsai trong chậu
Để có một chậu kiểng bonsai đẹp điều quan trọng là ở kỹ thuật tạo...
Bí Mật Kỹ thuật lão hóa cho cây bonsai
Còn có một lối chơi cây cảnh mới cho những ai thích chơi...
Chậu cây cảnh bonsai dễ trồng
Chậu Kiểng Bonsai là một thú vui không quá kén người chơi. Chỉ cần...
Hướng dẫn cách lựa chọn chậu cây cảnh phù hợp
Chậu cây ngoài chức năng chứa đất để đảm bảo cây sinh trưởng...