Với nghệ thuật bonsai thì chậu luôn là một yếu tố quan trọng giúp tôn dáng và tăng giá trị cho cây. Có rất nhiều loại chậu cảnh với nhiều kích thước, kiểu dáng khác nhau, mỗi loại sẽ phù hợp với những dáng cây bon sai nhất định. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn chọn được chiếc chậu phù hợp nhất.
Chậu cao và thuôn nhỏ
Những kiểu chậu với vóc dáng cao và hơi thuôn nhỏ gợi cảm giác như một triền núi. Kiểu chậu này rất hợp với những cây bonsai có dáng huyền (tức là cây với dáng thác đổ). Chậu có rất nhiều họa tiết khác nhau và màu men cũng rất phong phú, bạn có thể chọn loại phù hợp nhất với sở thích cũng như màu lá, hoa của cây.
Chậu hơi vót
Nếu bạn sở hữu một chậu cây với dáng bán huyền, tức là không nghiêng đổ lắm, cây dáng bay hay cây nhân văn thì có thể chọn cho mình những chiếc chậu bonsai với hình dạng hơi vót, không nhọn lắm
Chậu mỏng
Những chiếc chậu bonsai mỏng thường có bề mặt chậu khá rộng, rất thích hợp cho những cây dáng xiêu hoặc dáng trực. Sự kết hợp này sẽ tạo nên một ảnh hình như một vùng đồng bằng rộng rãi, đồng thời mang lại cho chậu cây của bạn cảm giác rất bình yên và hết sức vững chai.
Ngoài cách dựa vào hình dáng cây để chọn được chậu phù hợp, bạn còn có thể chọn chậu dựa trên tiêu chí về chất liệu. Cụ thể, hiện nay có các loại chậu với các chất liệu như: chậu đất nung, chậu xi măng, chậu gốm, chậu sứ…tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như sở thích mà bạn có thể chọn được loại chậu phù hợp nhất.
Chậu đất nung:
Là những kiểu chậu được tạo thành từ hạt đất hơi chảy và dính chặt vào nhau. Kiểu chậu này đảm bảo những lỗ nhỏ để giúp cây thoát nước, tránh bị ngập úng rễ, rất tốt cho sức khỏe của cây.Tuy nhiên loại chậu này rất dễ vỡ, sau một thời gian sử dụng thì những lỗ nhỏ của chậu sẽ bị bám cặn bẩn, không được đẹp như lúc ban đầu.
Chậu gốm:
Có tính liên kết và tính bền cao hơn so với chậu đất nung, tuy nhiên khả năng thấm nước và thoát nước lại không tốt bằng. Chậu gốm có rất nhiều màu sắc khác nhau (màu men), gợi lên sự cổ kính và sang trọng.
Chậu sứ:
Được hình thành với nhiệt độ cao, chậu sứ có độ bền tương đối, có tính thẩm mỹ cao vì có thể tạo được nhiều màu sắc và họa tiết khác nhau. Tuy nhiên thường người ta ít chọn loại chậu này vì không có các lỗ nhỏ trong liên kết, không “mát” cho cây.
Chậu xi măng
Loại chậu này có ưu điểm nổi bật là rẻ, bền, đẹp và rất dễ làm. Tuy đây không phải là sự lựa chọn số một của hầu hết dân chơi cây cảnh chuyên nghiệp, tuy nhiên đây là một sự lựa chọn rất thông minh và phù hợp cho những ai muốn tiết kiệm chi phí nhưng vẫn muốn sở hữu được những kiểu chậu đẹp và bền.
Có thể bạn quan tâm
cây sam hương bonsai còn tỏa ra mùi thơm khi sờ tay vào nó
Tuyệt phẩm cây cảnh cứ đụng vào là tỏa hương, giá bán tới...
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Lộc Vừng, ý nghĩa phong thủy
Cây Lộc Vừng là một trong những loại cây cảnh được khá nhiều...
Nghề làm chậu xi măng, chậu cây cảnh chỉ vì đam mê
Khi gần tết vào khoảng tháng 10, rất nhiều người làm nghề Chậu xi...
35 thế cây cảnh bonsai thu hút các nghệ nhân nhất hiện nay
Ngày nay, cây cảnh bonsai đã trở thành thú chơi tao nhã được...
Cây hương thảo và công dụng trong cuộc sống
Cây hương thảo có tên khoa học là Rosemary, là dạng cây thân...
Bí quyết chăm sóc mai vàng trước và sau Tết Nguyên Đán
Hình ảnh cây mai vàng là biểu tượng không thể thiếu trong những...
Những kiểu chậu Bonsai
Từ xa xưa, cây bonsai chỉ được trồng trong những chậu cạn, khay cạn...
một số phương pháp tạo dáng cho cây bonsai
Có rất nhiều phương pháp để tạo dáng cho cây bonsai của mình, tùy vào...
Kỹ Thuật Tạo hình cây bonsai trong chậu
Để có một chậu kiểng bonsai đẹp điều quan trọng là ở kỹ thuật tạo...
Bí Mật Kỹ thuật lão hóa cho cây bonsai
Còn có một lối chơi cây cảnh mới cho những ai thích chơi...
Chậu cây cảnh bonsai dễ trồng
Chậu Kiểng Bonsai là một thú vui không quá kén người chơi. Chỉ cần...
Hướng dẫn cách lựa chọn chậu cây cảnh phù hợp
Chậu cây ngoài chức năng chứa đất để đảm bảo cây sinh trưởng...