Có rất nhiều phương pháp để tạo dáng cho cây bonsai của mình, tùy vào từng loại cây và độ tuổi của cây mà chúng ta chọn phương pháp phù hợp để mang lại một dáng cây đẹp nhất. Cùng tham khảo một số cách sau đây để tạo dáng cho cây bonsai của mình nhé!
Nếu muốn tạo một gốc cổ thụ như đã có hàng trăm năm tuổi, người ta thường dùng cưa cắt những cành to làm nơi đó ngừng phát triển, khô mục đi. Sau đó dụng cụ chạm trổ can thiệp vào để tạo dáng cho thật tự nhiên.
Đối với những cây cảnh còn non tuổi, thân thẳng thì nghệ nhân sẽ dễ dàng tạo dáng uốn lượn. Đầu tiên người ta dùng vỏ bao( loại bao vây, bao bố buộc lấy thân cây và bên ngoài chỗ uốn lượn đồng thời phải thêm một sợi dây để tăng độ dẻo của thân cây, phòng cây bị gãy khi uốn lượn ta dùng dây thép để cố định cành.
Người Trung Quốc xưa dùng dây cọ buộc dính cây vớ chỗ uốn lượn. Vì dây cọ dễ dàng biến màu như vỏ cây nên sau khi thực hiện là có thể thưởng thức dáng cây ngay.
Ở một số vùng khác thì người ta dùng cách cắt tỉa cành để tạo hình. Phương pháp này thích hợp với cây vùng nhiệt đới, có sức đâm chồi mạnh và liên tục.
Cách làm này trước tiên người ta chọn một cây dáng đủ tiêu chuẩn, cắt chừa lại vài nhánh, đợi đến khi cành nhánh 1 và thân chính đạt được độ thẩm mỹ thì lại cắt đi tầng nhánh trên.
Sau đó ở trên tầng nhánh một giữ lại tầng nhánh 2. Đợi đến khi tàng nhánh 2 và tầng nhánh một hài hoà lại đem 2 nhánh trên cắt đi, trên tầng nhánh 2 cắt lại tầng nhánh 3 và cứ thế tiếp tục. Qua nhiếu năm cắt tỉa tỉ mỉ, dáng cây sẽ hình thành có những tầng tán rất đẹp.
Hiện nay xu hướng dùng dây kim loại để uốn cành tạo dáng là rất phổ biến. Khi đã cắt những cành rườm rà thì chúng ta tiến hành dùng các sợi dây kim loại để uốn cong cành tạo dáng xù xì được tiến hành tuỳ theo từng loại cây khác nhau. Với các cây rụng lá thì thao tác vào mùa sinh trưởng.
Cây Thông, Tùng thì làm vào mùa thu hoặc đầu đông. Trước khi tiến hành uốn cành bạn phài tiến hành tưới nước cho cây trước một ngày để cho cành cây dẻo dai không bị gãy khi uốn. Đầu tiên bạn buộc dây ở thân chính sau đó đến cành chính cành bên theo thứ tự từ dưới lên trên từ to đến nhỏ.
Khi cuốn thân cây nên tìm cách cố định đầu dây ở trong đất, đáy chậu không để cho đầu dây lộ ra, sau khi cuốn xong thì có thể uốn cành theo ý muốn nhưng lưu ý không được uốn gấp sẽ gãy cành.
Những loại sinh trưởng nhanh ở nước ta sau nửa năm là phải tháo dây kim loại ra, các loại cây vùng ôn đới như Thông, Tùng thì sau một năm. Cành càng thô thì thời gian uốn càng dài nhưng nếu thấy dây lún vào vỏ cây thì lập tức phải tháo ra nới lỏng.
Có thể bạn quan tâm
cây sam hương bonsai còn tỏa ra mùi thơm khi sờ tay vào nó
Tuyệt phẩm cây cảnh cứ đụng vào là tỏa hương, giá bán tới...
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Lộc Vừng, ý nghĩa phong thủy
Cây Lộc Vừng là một trong những loại cây cảnh được khá nhiều...
Nghề làm chậu xi măng, chậu cây cảnh chỉ vì đam mê
Khi gần tết vào khoảng tháng 10, rất nhiều người làm nghề Chậu xi...
35 thế cây cảnh bonsai thu hút các nghệ nhân nhất hiện nay
Ngày nay, cây cảnh bonsai đã trở thành thú chơi tao nhã được...
Cây hương thảo và công dụng trong cuộc sống
Cây hương thảo có tên khoa học là Rosemary, là dạng cây thân...
Bí quyết chăm sóc mai vàng trước và sau Tết Nguyên Đán
Hình ảnh cây mai vàng là biểu tượng không thể thiếu trong những...
Những kiểu chậu Bonsai
Từ xa xưa, cây bonsai chỉ được trồng trong những chậu cạn, khay cạn...
một số phương pháp tạo dáng cho cây bonsai
Có rất nhiều phương pháp để tạo dáng cho cây bonsai của mình, tùy vào...
Kỹ Thuật Tạo hình cây bonsai trong chậu
Để có một chậu kiểng bonsai đẹp điều quan trọng là ở kỹ thuật tạo...
Bí Mật Kỹ thuật lão hóa cho cây bonsai
Còn có một lối chơi cây cảnh mới cho những ai thích chơi...
Chậu cây cảnh bonsai dễ trồng
Chậu Kiểng Bonsai là một thú vui không quá kén người chơi. Chỉ cần...
Hướng dẫn cách lựa chọn chậu cây cảnh phù hợp
Chậu cây ngoài chức năng chứa đất để đảm bảo cây sinh trưởng...